Dữ liệu thời gian thực: Nền kinh tế châu Á đang bị ảnh hưởng như thế nào từ biến thể Delta?

16/08/2021 09:22

Theo Bloomberg, các nền kinh tế châu Á dường như đang dần lộ rõ những hậu quả từ ảnh hưởng của những đợt tăng số ca nhiễm biến thể Delta khi khách hàng tự cách ly tại nhà và các máy bay hàng không đóng bụi trên đường băng.

Hàng loạt cảnh báo

Theo Bloomberg, những dấu hiệu cảnh báo ban đầu đang bắt đầu xuất hiện trên dữ liệu xu hướng di chuyển của Google về những ảnh hưởng của việc giới hạn đi lại của người dân. Khả năng di chuyển đường hàng không của Trung Quốc đang thể hiện rõ sự giảm mạnh trong du lịch, các ngành sản xuất tại Đông Nam Á đang chịu ảnh hưởng tiêu cực và tâm lý kinh doanh tại Australia không được khả quan.

Đó là lý do vì sao các nhà kinh tế học tại Goldman Sachs Group đang cảnh báo về khả năng mất giá trị tại các thị trường châu Á và đã giảm dự đoán tốc độ phát triển của Trung Quốc cùng với JP Morgan Chase & Co và những công ty khác. HSBC Holdings cảnh báo chu trình điện tử tại châu Á đã đạt đến đỉnh điểm, tức là những ngành hàng xuất khẩu công nghệ lãi suất cao có thể đang dần mất đi vị thế của nó.

Mặc dù những thông tin mới nhất từ Bloomberg Economics cho thấy, nền kinh tế toàn cầu đang trên đà hồi phục trong quý này, các chuyên gia cũng đồng thời cảnh báo, sự lây lan mạnh mẽ của biến thể Delta tại Trung Quốc đang ảnh hưởng tới những khu vực đóng góp tới 1/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Để giúp đánh giá những ảnh hưởng từ đợt lây lan gần đây nhất, các nhà kinh tế học cung cấp một danh sách những số liệu liên quan tới châu Á mà họ đang theo dõi.

Google Mobility

Những giới hạn về đi lại sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới người tiêu dùng và ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với doanh thu của mảng dịch vụ. Hai thành phố lớn nhất Australia đang bị phong tỏa và trong cùng lúc đó, Trung Quốc đang đẩy mạnh kiểm soát dịch trong thời gian kỳ nghỉ hè. Các nhà kinh tế học đang theo dõi các số liệu về khả năng di chuyển từ Google để đánh giá những ảnh hưởng đối với ngành bán lẻ và lao động.

41-1629080120.png
Hoạt động lao động và bán lẻ tại những nền kinh tế lớn khu vực châu Á - Thái Bình Dương so với thời kỳ trước dịch Covid-19. Nguồn: Báo cáo số liệu di chuyển cộng đồng của Google.

Tỉ lệ người tiêm vắc-xin

Những khác biệt lớn trong tỉ lệ tiêm vắc-xin giữa các quốc gia tại khu vực này khiến cho một bộ phận người dân dễ bị lây nhiễm. Đông Nam Á đã vượt khu vực Mỹ Latinh trong tuần này trên thang xếp hạng các khu vực có tỷ lệ tử vong từ Covid-19 cao nhất, theo những tính toán của Bloomberg dựa trên các dữ liệu được tổng hợp bởi đại học Johns Hopkins. Singapore và Trung Quốc dẫn đầu trong tỉ lệ tiêm vắc-xin đầy đủ, với 60% dân số đã được tiêm đủ số mũi cần thiết.

Thông số về virus

Số ca nhiễm, số ca tử vong và tỷ lệ phổ cập vắc-xin tại các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

42-1629080166.png
Nguồn: Dữ liệu từ đại học Johns Hopkins, phân tích bởi Bloomberg, vào ngày 9 tháng 8.

Số chuyến bay tại Trung Quốc

Để hiểu rõ những ảnh hưởng của những hạn chế mới mà chính phủ Trung Quốc áp đặt lên việc đi lại, hãy xem xét những số liệu sau: Số ghế được chào bán bởi các hãng hàng không giảm mạnh nhất kể từ khi cơn đại dịch bắt đầu bùng nổ; số ghế bán được giảm 32% trong vòng một tuần, theo các báo cáo từ những chuyên gia hàng không của OAG. Những số liệu giảm mạnh này của Trung Quốc góp phần vào sự tụt giảm 6,5% của toàn thế giới khi khả năng hồi phục ngành du lịch tại châu Âu và bắc Mỹ cũng bắt đầu trì trệ.

43-1629080193.png
Số ghế bán được giảm mạnh bởi những nỗ lực kiểm soát bùng phát đại dịch. Nguồn: OAG.

Xuất khẩu hàng điện tử

Trên toàn thế giới, có rất ít nền kinh tế có thể vượt mặt khả năng xuất khẩu của Hàn Quốc trên thị trường thương mại toàn cầu. Với những bước tiến vượt bậc từ cơn bùng nổ công nghệ toàn cầu, lượng hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc trên mọi lĩnh vực công nghệ, từ chất bán dẫn tới pin sạc lại, đã tăng mạnh mẽ kể từ khi đại dịch bùng phát.

Tuy nhiên, ngay cả khi chip điện tử vẫn đang là ngành hàng có nhu cầu cao, các nhà kinh tế học tại HSBC Holdings cho biết, đỉnh điểm của xuất khẩu hàng điện tử có thể đã kết thúc.

44-1629080294.png
Chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ có lượng hàng xuất khẩu cao kỷ lục vào năm 2021.Nguồn: Bộ Tài chính, Bloomberg

Chỉ số quản lý thu mua của ngành sản xuất

Những quốc gia xuất khẩu tại châu Á đã được tận hưởng một cuộc bùng nổ hàng xuất khẩu kể từ khi cơn đại dịch bắt đầu, do nhu cầu hàng hóa tăng mạnh trên mọi lĩnh vực, từ công nghệ hỗ trợ làm việc tại nhà tới các thiết bị y tế.

Mặc dù tình hình này vẫn giữ nguyên đối với những nhà sản xuất tại bắc Á, những nhà sản xuất tại Đông Nam Á đang đối mặt với sự sụt giảm hoạt động sản xuất. Chỉ số quản lý thu mua hàng sản xuất IHS Markit của Indonesia trượt xuống mức 40,1 so với mức 53,5 trong tháng 7, mức chỉ số thấp nhất trong 13 tháng trở lại đây.

45-1629080326.png
Ngành xuất khẩu chịu ảnh hưởng do biến thể Delta lây lan khắp Đông Nam Á. Nguồn: Bloomberg

Lạm phát

Lạm phát hiện tại vẫn chưa được đánh giá là một mối đe dọa lớn đối với khả năng hồi phục của châu Á, nhưng hiện tại có một số dấu hiệu cảnh báo về điều này. Lạm phát giá sản phẩm đầu ra tại nhà máy ở Trung Quốc tăng trở lại mức 9% trong tháng 7 vừa qua, khi giá thành hàng hóa tăng cao. Hiện tượng này được dự báo sẽ giảm dần trong những tháng tới nhưng điều đáng lo ngại hơn là khả năng giá thành sản phẩm đầu ra tăng cao sẽ ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm tại các quốc gia khác trong khu vực này cũng như toàn cầu.

46-1629080365.png
Giá thành hàng hóa đầu ra tăng cao, nhưng lạm phát giá thành tiêu thụ vẫn trong tầm kiểm soát. Nguồn: Cục thống kê quốc gia Trung Quốc

Những điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Khả năng phát triển kinh tế toàn cầu hiện đang khá ổn định - nhưng những cơn bùng nổ đại dịch gần đây tại châu Á có thể thay đổi cục diện này, theo Bjorn van Roye, nhà kinh tế toàn cầu của Bloomberg Economics.

Ông cho biết trong một báo cáo gần đây: “Mặc dù các số liệu gần đây vẽ lên một viễn cảnh đẹp, mọi thứ vẫn không chắc chắn và vẫn còn nhiều rủi ro. Cơn bùng nổ biến thể Delta đang đè nặng lên khả năng phát triển kinh tế của Trung Quốc và đang đe dọa khả năng phát triển của những quốc gia khác trong khu vực”./.

Theo nguoiduatin.vn

Nguồn bài viết: https://www.nguoiduatin.vn/du-lieu-thoi-gian-thuc-cho-thay-nen-kinh-te-toan-chau-a-ra-sao-a524277.html

Bạn đang đọc bài viết "Dữ liệu thời gian thực: Nền kinh tế châu Á đang bị ảnh hưởng như thế nào từ biến thể Delta?" tại chuyên mục Đọc chuyên sâu. Mọi chi tiết xin liên hệ số hotline (0915.999.467) hoặc gửi email về địa chỉ (toasoan@phaply.vn).

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin